Anh Nguyễn Đức Quang và các học trò. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Quát mắng khiến trẻ giảm sút lòng tự tôn
Vì sao chúng ta phải tránh quát tháo, cao giọng với con trẻ? Lý do trước tiên là điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính chúng ta. Khi cha mẹ quát tháo hay bực tức với trẻ, chính bản thân cha mẹ sẽ chịu hậu quả trước (ảnh hưởng đến cảm xúc, công việc, sức khỏe và các mối quan hệ khác).
Thứ hai, một đứa trẻ bị quát tháo, bị tiếp nhận cảm xúc tiêu cực từ ngày này sang ngày khác sẽ cảm thấy giá trị bản thân thấp, lòng tự tôn cũng bị giảm sút. Trẻ sẽ không nhận thức được giá trị bản thân và không được tôn trọng cũng như tôn trọng người khác, rất khó để phát triển tích cực.
Lý do thứ ba, những hành vi này của cha mẹ có tính luân hồi. Khi đứa trẻ lớn lên và trở thành bố mẹ, ký ức đó sẽ lặp lại với các con của chúng một cách tự nhiên. Khi trẻ trưởng thành và đi làm, chúng cũng sẽ cư xử theo cách mà chúng đã từng được cư xử với mọi người xung quanh.
Cách thay đổi sâu sắc nhất: Làm cho trẻ hiểu
Sẽ có những ý kiến phản biện tôi rằng dù biết những hệ quả của việc quát, mắng trẻ nhưng cha mẹ vẫn phải chấp nhận để trẻ biết con đang phạm lỗi và cần phải thay đổi.
Tuy nhiên, theo tôi, có nhiều cách để giúp một đứa trẻ thay đổi - con đường an toàn và bền vững nhất chính là làm cho con hiểu.
Với trẻ em, chúng ta cần xác định rõ rằng mọi hành động, biện pháp của cha mẹ phải dựa trên nền tảng của sự yêu thương. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ phía cha mẹ, sự thay đổi ấy mới thực sự xảy ra. Còn không, đó chỉ là thay đổi hình thức, không phải thay đổi tận gốc.
Trẻ sợ cha mẹ đánh mắng, dọa nạt, quát tháo nên phải thay đổi trước mặt cha mẹ, còn đằng sau thì khác. Hoặc trẻ luôn phải cố gắng thay đổi nhưng không hiểu vì sao phải thay đổi, những đứa trẻ ấy cũng không hạnh phúc.
Hãy làm cho trẻ hiểu bằng cách trò chuyện với con. Nếu cái gì vượt sức hiểu của con, chúng ta phải kiên trì chờ đợi đến lúc nào trẻ đủ khả năng hiểu. Trong lúc con chưa thể hiểu được, chúng ta phải tạo điều kiện cho con trải nghiệm thực tế để con hiểu dần dần.
Ngoài ra, sự thay đổi nhờ khen thưởng, cổ vũ cũng không phải là thay đổi bền vững, không phải thay đổi từ bên trong. Lúc ấy, trẻ chỉ thay đổi vì thích phần thưởng, thích khen, thích cổ vũ. Nhưng khi món quà ấy, lời khen ngợi dần trở nên không còn hứng thú, trẻ lại quay lại như ban đầu. Vì thế tặng quà, cổ vũ hay khen thưởng cũng không tạo ra sự thay đổi sâu sắc ở một đứa trẻ.
Một số người sẽ phản biện rằng nếu không khen, không chê, không quát mắng, không thưởng làm sao dạy được con? Và rõ ràng là mỗi khi người lớn quát mắng, cao giọng với con trẻ đều mang lại hiệu quả hơn.
Tôi đồng ý rằng rất nhiều người đã thay đổi nhờ bố mẹ quát tháo, phạt, đánh mắng nhưng người con ấy sẽ không có một thứ khó có thể mua được, đó là tuổi thơ hạnh phúc. Tất nhiên, dù có cố gắng đến mấy chúng ta vẫn có nguy cơ làm cho đứa trẻ tổn thương vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời bởi vì chẳng có ai hoàn hảo và cuộc sống thì rất phức tạp.
Chẳng cha mẹ hay thầy cô nào có thể như một vị Phật được. Cũng có lúc chúng ta không thể kiềm chế hoặc cố gắng kiềm chế nhưng không thành côngi. Nhưng nếu cha mẹ và thầy cô có ý thức tránh làm tổn thương con, chúng ta sẽ làm giảm được những vết sẹo trong tuổi thơ của con trẻ.
Anh Nguyễn Đức Quang và các học trò cùng nhau làm vườn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Các bước giao tiếp hiệu quả với con
Vậy làm thế nào để tránh việc gây cho trẻ những tổn thương về mặt ngôn từ và thái độ? Theo tôi, cần có những nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ. Đầu tiên là chúng ta phải làm bạn thân với trẻ để tạo ra đủ niềm tin và tình yêu.
Nếu cha mẹ không trở thành bạn, trẻ sẽ sống với cha mẹ bằng nhiều bộ mặt khác nhau. Như vậy, mối quan hệ không dựa trên niềm tin, sự trung thực, sẽ dẫn đến sự không bền vững. Trẻ chỉ cần mất lòng tin vào cha mẹ một lần sẽ rất khó để xây dựng lại.
Nếu đã là bạn của nhau sẽ không có chuyện dọa, đánh, quát nhau hay treo phần thưởng. Tình bạn trước tiên phải dựa trên sự chân thành. Ngoài ra, bản thân tôi luôn tuân theo một số bước như sau để tránh quát tháo, đe dọa và cao giọng với trẻ.
Đầu tiên, khi cha mẹ phát hiện ra điều gì đó không đồng thuận với con, ví dụ như con đánh vỡ bát đĩa, không chịu ăn rau, không chịu học bài… trước tiên hãy ghi nhận và gọi tên ra điều mà mình không hài lòng với con và muốn con thay đổi.
Nhiều người không gọi tên được vấn đề ra, mà nói chuyện, mắng mỏ con rất chung chung. Thậm chí có cha mẹ còn khái quát luôn là: “Con hư lắm!” chứ không chỉ ra chính xác điều đó là gì. Nói chung chung sẽ khiến trẻ không nể phục cha mẹ.
Bước thứ hai, bố mẹ phải "hít thở ba lần, uốn lưỡi bảy lần" trước khi nói chuyện với con. Chúng ta phải kiểm soát sự tức giận, sau đó kiên nhẫn chờ đợi thời điểm phù hợp để nói chuyện với con. Cha mẹ cũng nên nghe con phản biện, ghi nhận và lắng nghe bằng cái tâm từ bi, không phán xét.
Bước thứ ba là thoả thuận với con, tiến đến sự thống nhất hành động để thay đổi giữa 2 bên. Thỏa thuận là con cũng phải đạt được điều con mong muốn chứ không phải ép con thực hiện việc cha mẹ mong muốn.
Bước thứ tư, chúng ta cần theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện thoả thuận với con để biến sự thay đổi ấy của con thành thói quen. Tất cả thói quen tốt sẽ tạo thành phẩm chất đạo đức tốt. Như vậy, trong 4 bước này chúng ta không cần tới dọa nạt, vũ lực hay cổ vũ khen thưởng; chỉ cần nói chuyện, lắng nghe và cùng thay đổi hành động với con.
Tôi từng đi các tỉnh quan sát các ông bố bà mẹ dạy con, nói chuyện với con, tôi thấy rất xót xa cho những đứa trẻ được đối xử thiếu tôn trọng. Tôi nghĩ rất cần những khoá học làm cha mẹ.
Mặc dù không phải tất cả người đã học đều làm được việc không quát mắng, dọa nạt con trẻ nhưng sự thay đổi về nhận thức là rất quan trọng.
Xem thêm video: Học hỏi bí kíp dạy con của gia đình Beckham
Nguyễn Thảo(ghi)
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates dạy con sống khiêm tốn
Mặc dù sở hữu khối tài sản lớn thứ 4 thế giới, vợ chồng Bill Gates và các con vẫn rửa bát, làm việc nhà cùng nhau để thắt chặt tình cảm gia đình.
Một khóa học của Hand in Hand để đào tạo ra những người dẫn dắt sự kiện.
Phong trào “cà phê tử thần” được thành lập vào năm 2011 bởi Jon Underwood, một người Anh, người đã tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên tại nhà của mình. Kể từ đó, những buổi “cà phê tử thần” được tổ chức ở 76 quốc gia.
“Cà phê tử thần” được phổ biến ở Trung Quốc nhờ Hand in Hand, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Họ tổ chức những buổi cà phê đầu tiên cách đây khoảng 7 năm ở Thượng Hải.
Xem đây như một biện pháp hiệu quả, chi phí thấp để cung cấp kiến thức cho mọi người về cái chết, năm 2019, Hand in Hand bắt đầu tổ chức các buổi đào tạo cho những người dẫn dắt sự kiện, với hi vọng sẽ áp dụng hình thức này trên toàn quốc.
Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, sự quan tâm của mọi người tới hình thức cà phê này đã tăng lên. Cho đến nay, 563 người dẫn dắt đã tổ chức được gần 500 buổi “cà phê tử thần” ở 39 thành phố của Trung Quốc, với khoảng 8.000 người tham gia.
Năm ngoái, khi Gao Jing - một nghệ sĩ tự do - cảm thấy buồn chán vì phải ở nhà tránh dịch, cô biết đến “cà phê tử thần” của Hand in Hand. Ngay khi tình hình cho phép, Gao đã mời một người dẫn dắt có kinh nghiệm đến tổ chức một buổi họp mặt ở Thâm Quyến.
“Mọi người đến với sự tò mò. Rõ ràng, cái chết là thứ hiếm khi được đề cập đến ở Trung Quốc”.
Sau khi tham gia một khóa đào tạo hồi tháng 9 năm ngoái, Gao đã tự mình tổ chức những buổi “cà phê tử thần” ít nhất 1 lần/ tháng. Người tham gia đăng ký ngày một đông. “Đại dịch đã khiến mọi người phải suy nghĩ. Tôi nhận thấy người ta càng lúc càng chân thật hơn và sẵn sàng nói về cái chết hơn”.
Đã 2 lần có người đề nghị Gao đổi tên buổi gặp mặt. Họ nói rằng cái chết là một chủ đề quá nặng nề. Với cô, điều đó chỉ cho thấy cần phải nói về cái chết nhiều hơn. “Chúng tôi đặt tên nó là ‘cà phê tử thần’ bởi vì chúng tôi không muốn mọi người nghĩ về cái chết như một thứ nặng nề”.
“Nếu tham gia một buổi gặp để bàn về chuyện đầu tư là bình thường thì ‘cà phê tử thần’ cũng như thế”.
Không giống như các buổi “cà phê tử thần” trên thế giới - thường vào cửa tự do hoặc đóng góp tự nguyện, những người dẫn dắt sự kiện ở Trung Quốc đưa ra một giá vé cố định.
Sự do dự của nhiều người khi nói về cái chết đồng nghĩa với việc họ cần thuê một địa điểm hoàn toàn riêng tư, thay vì chỉ tìm một góc yên tĩnh ở đâu đó.
Thông thường, giá vé vào cửa là 44 nhân dân tệ (khoảng 154 nghìn đồng). Trong tiếng Trung, con số 44 gần đồng âm với từ “chết”, phản ánh bản chất thẳng thắn mà những người tham gia thảo luận có thể mong đợi.
Các buổi “cà phê tử thần” ở Trung Quốc cho đến nay mới chỉ thành công ở những thành phố lớn. Đồng sáng lập của Hand in Hand, ông Huang Weiping cho biết, ở các khu vực kém phát triển hơn, tỷ lệ người tham dự thấp.
“Tôi đã nói với những người dẫn dắt rằng, một người cũng là một sự thành công. Nếu không có ai đến, hãy ngồi im lặng một mình trong vài giờ - như thế cũng là thành công”.
“Cà phê tử thần” thường được quan tâm bởi phụ nữ và những người trẻ. Trong khi thế hệ già hơn vẫn không thích đề cập đến chủ đề này thì con cháu họ đã cởi mở hơn rất nhiều.
Một buổi "cà phê tử thần" ở Trung Quốc.
Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc cho biết họ đã nhận được gần 70.000 bản di chúc kỹ thuật số vào năm 2020, trong đó người dưới 30 tuổi chiếm trên 2/3.
Tháng 11/2020, Ma Jiayi, một nhân viên của Hand in Hand, từng tham gia một buổi “cà phê tử thần” online ở Anh. Trái ngược với ở Trung Quốc, một số người tham gia đã già. “Một người đang sắp chết. Ông ấy nói rằng mình sẽ không đợi được đến Giáng sinh”.
“Tôi cảm thấy xúc động khi họ thực sự tiếp cận được những người đang sắp đến với cái chết - một việc vẫn còn rất khó khăn ở Trung Quốc”.
Ở nhiều quốc gia, đại dịch Covid-19 có tác động sâu sắc đến các buổi “cà phê tử thần”. Kris D’Aout, một giảng viên cao cấp ở ĐH Liverpool (Anh) tin rằng, cái chết được nhắc đến trên mặt báo mỗi ngày khiến việc nói về nó trở nên dễ dàng hơn.
Trong các buổi gặp mặt online của D’Aout, một số người đến để chia sẻ trải nghiệm của mình. Một số đến vì công việc của họ liên quan đến cái chết. Những người khác có con mắc bệnh nan y.
Trước khi cha của D’Aout qua đời, hai cha con họ đã nói về mọi thứ, từ di chúc cho đến âm nhạc được chơi trong đám tang. “Nếu chúng ta biến nó thành một chủ đề bình thường trong suốt cuộc đời thì khi đến lúc đó, chúng ta sẽ có ít trải nghiệm đau thương hơn”.
“Với cha con tôi, đau buồn đến một cách dễ dàng hơn bởi vì chúng tôi biết mọi thứ diễn ra theo cách ông muốn”.
Gần 2 năm sau khi tham gia “cà phê tử thần”, Feng - người mất bà - đã giới thiệu sự kiện này cho một vài người bạn thân của mình. “Mọi người không nghĩ về cái chết cho đến khi những người thân của chúng ta đi đến cuối cuộc đời”.
“Nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn. Tôi nhận ra rằng chúng ta cần phải nghĩ về cái chết và hiểu về cái chết khi mọi người vẫn còn sống khỏe mạnh”.
Xem thêm video: Quán cà phê 114 năm không đổi giá
Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)
'Tình một đêm' của người Mỹ thời đại dịch
Sau nhiều tháng phải tạm ngưng cuộc sống hẹn hò vì dịch Covid-19, Harrison Forman, nhà sản xuất kiêm diễn viên hài 28 tuổi ở thành phố New York đã cảm thấy cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.
" alt="Người trẻ Trung Quốc vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'" />Người trẻ Trung Quốc vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'
Tôi thấy mình là một người khá yếu đuối và nhạy cảm, bất kì chuyện gì cũng làm tôi suy nghĩ. Cuộc sống vợ chồng tôi không nhiều mâu thuẫn nhưng mọi việc trong gia đình không bao giờ tôi được phép quyết định, bất kể việc gì cũng phải thông qua anh.
Thậm chí cả việc tôi đi gặp bạn bè hay họp lớp tôi cũng phải thông báo và xin phép anh. Chờ anh xem lịch làm việc thế nào, có thể đưa đón tôi đi và về không anh mới đồng ý cho tôi tham gia, không khi nào anh cho tôi đi một mình.
Nhiều lần tôi nói tôi có thể tự lo nhưng anh không đồng ý, anh không tin tưởng tôi. Tính tôi lãng mạn, thích văn chương, đàn hát. Tôi tham gia một vài nhóm văn chương trên mạng, thỉnh thoảng post những bài thơ mình sáng tác, có ai khen là anh lập tức bắt tôi hủy kết bạn. Anh theo dõi tôi xem có “thả thính” ai hay có ai tán tỉnh tôi không. Thấy bất kì nghi ngờ gì là anh chì chiết tôi, tôi thấy mình như con chim bị nhốt trong lồng.
Tình cờ một lần gặp bài thơ hay của một bạn cùng diễn đàn, tôi phổ nhạc bài thơ đó và nghêu ngao hát. Anh thoáng nghe thấy liền vặn hỏi tôi, tôi nói của bạn thơ, thấy hay nên tôi phổ nhạc. Anh lao vào tôi, đập vỡ cây đàn tôi đang đánh, anh gào lên hỏi người ấy là ai. Tôi sợ quá đã phải cầu xin anh và sau đó khóa nick facebook của mình.
Đỉnh điểm một lần anh đòi hỏi tôi, tôi mệt nên từ chối. Anh điên lên nhấc bổng cả người tôi rồi nện xuống giường, lần đó tôi đã phải nhập viện vì bị ảnh hưởng cột sống. Chồng tôi quá ghen tuông và kìm kẹp tôi, tôi đã tâm sự với mẹ chồng nhưng bà chỉ nói “có yêu nó mới thế”, còn với nhà bố mẹ đẻ tôi không dám tâm sự vì sợ bố mẹ lo.
Tôi đã từng nghĩ tới chuyện li hôn, cũng đã bóng gió đề cập, chồng tôi nói nhất định không ly hôn. Nếu tôi nhất định đòi ly hôn thì đừng trách anh ta, thậm chí anh ta có thể giết tôi rồi tới đâu thì tới.
Hoặc nếu có ly hôn thì tôi tay trắng ra khỏi nhà, không bao giờ được gặp con nữa, anh ta có đủ điều kiện để làm điều đó. Tôi chỉ có đứa con là điều quý giá nhất, làm sao tôi có thể sống mà thiếu con. Tôi thấy tù túng, ngột ngạt và bế tắc quá.
Độc giả giấu tên
Vừa đến ra mắt nhà người yêu đã quay xe chạy vì 'cả nhà cô ấy vẩu'
Tôi là một người đàn ông có công việc tử tế, sự nghiệp vững vàng. Thật tiếc rằng ngoài 40 rồi nhưng tôi chưa lấy được vợ. Không phải tôi khó tính đâu.
Khuôn viên nghĩa trang thai nhi “Đường về cõi tịnh”.
Nguyễn Xuân Hiệp không phải là cái tên xa lạ với người dân xứ Huế. Hiệp “Bồ Tát” là biệt danh trân trọng của họ khi nói về anh, người đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi hàng tỷ đồng mỗi năm, giúp người nghèo mua quan tài, lo chi phí mai táng.
“Làm thiện nguyện là phát tâm để giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó. Nó có thể là hành động để nâng đỡ những người còn sống nhưng cũng là tấm lòng để tưởng nhớ những người đã khuất.
Làm tốt điều này, tôi mới cho đó là “đủ”. Chỉ thiếu một trong hai thôi cũng khiến con người mình có cảm giác thiếu thốn”, anh Hiệp tâm sự.
Nghĩa trang "Đường về cõi tịnh" được xây dựng từ tâm nguyện của anh Hiệp.
Anh Hiệp kể, khoảng 3 năm về trước, anh và nhóm thiện nguyện “Những tấm lòng hảo tâm Facebook” được biết nhiều trường hợp thai nhi với nhiều lý do khác nhau, khi chưa kịp chào đời đã mất và không có nơi chôn cất đàng hoàng.
Những hoàn cảnh này khiến anh Hiệp đau đáu trong lòng, anh quyết định phải xây dựng một “ngôi nhà chung” cho các bào thai bất hạnh.
“Tôi đem tâm nguyện của mình bàn với gia đình và các bạn trong nhóm thiện nguyện, ai cũng đồng lòng, ủng hộ”, anh Hiệp chia sẻ.
Mỗi tháng 2 lần, anh Hiệp và các nhà hảo tâm lại lên nghĩa trang thắp hương.
Để biến tâm nguyện thành hiện thực, anh bỏ hơn 100 triệu đồng, cùng với sự góp sức của các nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện do anh Hiệp khởi xướng mua mảnh đất rộng hơn 300m2 trên đường Võ Văn Kiệt (phường An Tây, TP Huế) và bắt tay vào xây dựng nghĩa trang thai nhi.
Giữa năm 2018, sau nhiều tháng xây dựng, nghĩa trang “Đường về cõi tịnh” được hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng kính phí hơn 700 triệu đồng.
Góc khuất nhói lòng
Mới đưa vào sử dụng gần 3 năm, nghĩa trang đã quy tập hơn 500 mộ phần của các thai nhi xấu số. Trong đó, hơn một nửa số thai nhi do chính tay anh Hiệp cùng những người bạn từ thiện trực tiếp chôn cất.
Khu nghĩa trang được chăm sóc chu đáo.
Khác với hình ảnh sôi nổi thường thấy của một vị giám đốc trẻ khi hoạt động thiện nguyện, nét mặt Hiệp “Bồ Tát” có chút trầm lắng khi thổ lộ về những hoạt động của anh và nhóm bạn tại nghĩa trang thai nhi.
Theo anh Hiệp, việc xây dựng nghĩa trang miễn phí để đón nhận hài nhi bất hạnh xuất phát từ tâm nguyện giúp cho các sinh linh có mái nhà chung ấm cúng, người thân của họ an tâm nhưng xen lẫn trong đó, anh cũng cảm thấy có những nỗi xót xa.
Mỗi lần tiếp nhận thai nhi tử vong, anh Hiệp cùng nhóm thiện nguyện tự mua đồ làm lễ an táng.
“Tôi đã từng chứng kiến hàng chục thai nhi bị lưu (tử vong trước khi chào đời - PV) được đưa đến nghĩa trang “Đường về cõi tịnh” để chôn cất. Những trường hợp có người thân đưa đến thì không nói, nhưng có nhiều trường hợp, họ để các cháu trước cổng nghĩa trang rồi bỏ đi, nhìn rất tội nghiệp. Khi phát hiện sự việc và tự tay chôn cất các cháu, chúng tôi cảm thấy rất đau xót”, anh Hiệp chia sẻ.
Theo thống kê của người đàn ông này, trong số hơn 500 mộ phần tại nghĩa trang, có khoảng 200 ngôi mộ là thân nhân của những người có hoàn cảnh nghèo hoặc một số phụ nữ trẻ, chưa có gia đình, gặp chuyện bất hạnh.
Mỗi lần tiếp nhận các thai nhi xấu số, anh Hiệp và nhóm bạn thiện nguyện tự bỏ tiền túi, mua dụng cụ và đồ lễ rồi tự an táng cho các cháu cẩn thận. Hàng tháng, vào dịp giữa và đầu tháng (âm lịch), anh Hiệp thường cùng các nhà hảo tâm khác tổ chức dọn dẹp, vệ sinh cũng như cúng bái theo tập tục địa phương cho các mộ phần.
Quang Thành
Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’
Mỗi lần nhận thông tin có người nghèo tử vong, anh Hiệp cùng nhóm bạn lại kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền để mua quan tài và giúp họ lo chi phí mai táng.
" alt="Chuyện ở 'ngôi nhà' của hơn 500 sinh linh xấu số" />
...[详细]
Không có gì ngạc nhiên khi chuyên gia truyền thông gốc Trung Quốc Christine Chiu đứng đầu trong danh sách những bà mẹ chịu chi cho con. Christine Chiu gây chú ý bởi có cuộc sống siêu giàu trên đất Mỹ, cô thường xuyên xuất hiện trong những buổi tiệc xa xỉ, là khách hàng quen của các thương hiệu thời trang danh tiếng.
Bên cạnh việc được mẹ mua cho hàng loạt siêu xe như Lamborghini Urus mini, Tesla, Ferrari và nhiều thứ khác trong ga ra nhà mình dù cậu nhóc chưa biết lái xe, Gabriel Jr. còn thường mặc những bộ đồ hiệu sang trọng như Givenchy, Dolce & Gabbana và Burberry.
Cậu bé được mẹ cho mặc toàn hàng hiệu.
Ngoài việc tiêu xài phung phí cho tủ quần áo, bà mẹ 38 tuổi còn mạnh tay chi số tiền ít nhất 7 con số cho bữa tiệc sinh nhật đầu tiên của con trai Gabriel Jr.. Bữa tiệc có tàu lượn được thiết kế riêng, vòng quay mặt trời Ferris, 10 món ăn và máy gắp thú chứa đầy đồ xịn của Gucci bên trong. Chiu cũng đã quyên góp 1 triệu đô la Mỹ dưới tên con trai cho Bảo tàng Trẻ em Cayton ở Santa Monica, California, Mỹ.
Kim Lim
Kim Lim và con trai Kyden.
Kim Lim, con gái của Peter Lim - ông trùm kinh doanh người Singapore và chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Valencia CF, đã ly hôn chồng vào năm 2019. Tuy nhiên, Lim rõ ràng vẫn có quan điểm tích cực về việc nuôi dạy con trai Kyden (sinh năm 2017).
Lim thích chia sẻ cuộc sống hàng ngày của mình trên mạng xã hội và cũng chia sẻ nhiều hình ảnh về cậu con trai duy nhất. Lim từng đưa Kyden đi chơi trong dịp Tết Nguyên đán trên chiếc ô tô Rolls-Royce màu đỏ, cho cậu bé mặc đồ Gucci từ đầu đến chân.
Trong những bức ảnh khác, cậu bé Kyden cũng được cho diện nhiều nhãn hiệu tiếng tăm như Baby Dior hay Givenchy. Theo như Lim từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn, Kyden sẽ kế thừa toàn bộ "đế chế" của mẹ khi lớn lên.
Chryseis Tan
Chryseis Tan (sinh năm 1988) là ái nữ của đại gia giàu nhất Malaysia Vincent Tan. Gia đình cô sở hữu khối tài sản kếch xù ước tính lên đến hơn 1,1 tỷ USD. Sau hai năm kết hôn, Chryseis vẫn là cái tên thuộc hội rich kid được nhiều người quan tâm, theo dõi.
Năm 2018, cô khiến nhiều người bất ngờ khi kết hôn với Faliq Nasimuddin - người thừa kế của tập đoàn tư nhân lớn nhất Malaysia, có vị thế lớn trong các ngành viễn thông, hàng không và khai thác khoáng sản.
Chryseis Tan và con gái Arianna.
Khi con gái Arianna của Chryseis Tan mới vài tháng tuổi, cô đã mua một chiếc túi sách Dior trị giá hơn 3.000 đô la Mỹ (69 triệu đồng) có khắc tên của đứa trẻ và tung tăng đi dạo cùng một chiếc xe đẩy trẻ em nhãn hiệu Fendi.
Theo Dân Trí
Giới siêu giàu chuộng mua du thuyền đắt đỏ
Ngày càng có nhiều người giàu trên thế giới quan tâm đến việc sở hữu siêu du thuyền. Các nhà môi giới dự đoán số lượng du thuyền bán ra trong năm 2021 sẽ phá kỷ lục.
" alt="Choáng với độ chịu chi cho con của những bà mẹ siêu giàu châu Á" />
...[详细]